VÌ SAO CÁC KHÓA MBA “ĐẮT SẮT RA MIẾNG”, VÀ 5 TẤM BẰNG MBA CÓ LƯƠNG “KHỦNG” NHẤT THẾ GIỚI

VÌ SAO CÁC KHÓA MBA “ĐẮT SẮT RA MIẾNG”, VÀ 5 TẤM BẰNG MBA CÓ LƯƠNG “KHỦNG” NHẤT THẾ GIỚI

VÌ SAO CÁC KHÓA MBA “ĐẮT SẮT RA MIẾNG”, VÀ 5 TẤM BẰNG MBA CÓ LƯƠNG “KHỦNG” NHẤT THẾ GIỚI

15:58 - 06/04/2018

MBA (viết tắt cho Master of Business Administration - Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) là khoá học chuyên sâu về kinh doanh bao gồm các ngành kinh tế (kế toán, tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực) và các ngành quản trị (liên quan đến phân tích và chiến lược kinh doanh)

Bí quyết đỗ đại học hàng đầu thế giới của bạn trẻ Việt ở Harvard
10X chia sẻ cảm xúc khi giành học bổng từ đại học Mỹ
Con đường thành công của du học sinh 9x Việt tại Mỹ: 4 năm lấy 3 bằng
NHỮNG LƯU Ý VỀ ĐI LẠI KHI DU HỌC MỸ
5 ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM KHI DU HỌC MỸ

MBA là gì?

 

MBA (viết tắt cho Master of Business Administration - Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) là khoá học chuyên sâu về kinh doanh bao gồm các ngành kinh tế (kế toán, tài chính, marketing, quản trị nguồn nhân lực) và các ngành quản trị (liên quan đến phân tích và chiến lược kinh doanh). Vì thế, đây là tấm bằng mơ ước của những bạn trẻ mong muốn trở thành nhà quản lý doanh nghiệp tương lai.

 

Một số điểm khác biệt giữa MBA với các chương trình thạc sĩ khác:

 

  • Thời lượng: một khoá MBA thường kéo dài trong vòng hai năm, chứ không chỉ một năm như nhiều khóa thạc sĩ ở các ngành học khác

  • Mục đích: MBA đặc biệt nâng cao kiến thức chuyên môn lẫn thực tiễn, trong khi nhiều chương trình thạc sĩ khác có xu hướng đưa người học đi sâu vào nghiên cứu

  • Phương pháp giảng dạy: Khác với cách dạy thạc sĩ truyền thống vốn có khuynh hướng tự học và nghiên cứu, MBA thường buộc học viên phải làm việc theo từng nhóm nhỏ để thảo luận bài tập tình huống (case study) kinh doanh thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

  • Chuyên ngành: chương trình học của MBA tương đối rộng và bao quát rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, chứ không đi sâu vào một nhánh chuyên ngành như những khóa thạc sĩ thông thường.

  • Học phí: Học phí MBA thì gần như lúc nào cũng…đắt. Một tấm bằng MBA hạng nhất có học phí dao động từ $100,000 đến $200,000 đô la Mỹ

Vì sao học phí MBA luôn cao ngất ngưởng?

 

 

Nhiều người nói học MBA như là một món đầu tư “sinh lãi”, và 3 lý do hàng đầu khiến sinh viên ưu ái MBA là vì cơ hội lương bổng cao, giúp “đánh bóng” cho hồ sơ sự nghiệp và khả năng làm việc ở nước ngoài.

 

Rất nhiều học viên MBA được trả lương vô cùng hậu hĩnh. Theo số liệu đăng tải bởi Weforum, mức lương trong năm đầu tiên đi làm của họ có thể hoàn lại 100% “vốn đầu tư” ban đầu. Như vậy, tiền lương sau ba năm đi làm có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba lần số tiền học phí đã bỏ ra.

Nhưng rút cuộc thì điều gì làm cho MBA đắt đỏ đến vậy?

 

 

  • Giảng viên kiệt xuất: những nhân vật tên tuổi này thường thích kinh doanh và làm giàu hơn là đi dạy, do đó mức lương của họ phải ngang bằng những chức vị giám đốc cao cấp ở các công ty tầm cỡ.

  • Kho dữ liệu khổng lồ:các giáo sư và học viên MBA được tiếp cận những nguồn tài liệu phong phú và đặc biệt giá trị cho các công trình nghiên cứu. Hầu hết các trường đại học đều có một đội ngũ nhân sự hỗ trợ chuyên nghiệp ở mảng này.

  • Trang thiết bị cao cấp: các khoá học MBA tốt nhất luôn thuộc những trường đại học danh giá hàng đầu, với những trang thiết bị tân tiến có vốn đầu tư lớn.

  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp: học viên tốt nghiệp MBA loại giỏi thường được nhà tuyển dụng săn đón vào những vị trí công việc có mức lương cao hàng đầu thế giới. Theo học ở ngôi trường càng danh tiếng thì tấm bằng MBA càng uy tín, và mức học phí theo đó cũng càng cao.

 

5 trường dạy MBA “có giá” nhất thế giới

 

 

* Đơn vị $ bên dưới được tính theo đô la Mỹ

 

 

(1) Northwestern University - Kellogg School of Management

 

 

  • Mức lương khởi điểm trung bình: $121,500

  • Điểm đầu vào trung bình (GMAT): 724

 

Được thành lập vào đầu năm 1908, nhưng mãi đến năm 1979, Học viện Kinh doanh của Đại học Northwestern mới đổi tên thành Học viện Kellogg sau khoản quyên góp trị giá 10 triệu đô từ gia đình sỡ hữu tập đoàn ngũ cốc nổi tiếng Kellogg.

 

Nhà trường rất chú trọng việc phát triển quan hệ quốc tế, sinh viên MBA ở đây được cùng học tập và trao đổi với các sinh viên quốc tế từ trường ESADE ở Barcelona và trường Đại học Khoa học & Công nghệ Hồng Kông, nhằm mục tiêu phát triển chiến lược và giải quyết các vấn đề hiện diễn ra trên thương trường quốc tế.

 

 

(2) Harvard University - Harvard Business School

 

 

  • Mức lương khởi điểm trung bình: $131,600

  • Điểm đầu vào trung bình (GMAT): 733

 

Là ngôi trường đầu tiên giảng dạy MBA trên thế giới, Harvard thường được ca ngợi là đại học dạy MBA chất lượng nhất. Nhưng mức học phí cao chót vót ($141,900) và kết quả 91% sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp (vốn được xem là một thành tích cao nhưng chưa thực sự ấn tượng) đã phần nào làm thuyên giảm thứ hạng MBA của Harvard.

 

Thế nhưng, các du học sinh trên toàn cầu vẫn ao ước vào học ngôi trường này với vô số lý do khác: mức lương khởi điểm của sinh viên ra trường cao bậc nhất nước Mỹ, danh tiếng lâu đời, đội ngũ giáo viên và mạng lưới cựu sinh viên hơn 44,000 thành viên toàn cầu.

 

 

>> Harvard xây trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam

 

 

Nhiều cựu sinh viên Harvard là những chính trị gia, tổng giám đốc và cả các tỷ phú nổi tiếng. Trong đó có thể nhắc đến những cái tên kỳ cựu như cựu tổng thống Mỹ George W.Bush, tổng giám đốc tập đoàn JPMorgan Chase - Jamie Dimon, cựu thống đốc bang Massachusetts - Mitt Romney, giám đốc điều hành tập đoàn Facebook - Sheryl Sandberg, chủ tịch tập đoàn máy tính HP - Meg Whitman…

 

 

(3) Stanford University - Graduate School of Business

 

 

  • Mức lương khởi điểm trung bình: $133,400

  • Điểm đầu vào trung bình (GMAT): 733

 

Dù luôn nằm trong top 2 trường kinh doanh hàng đầu thế giới (đối thủ cạnh tranh số 1 là Harvard), nhưng dường như trường Stanford đang có tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm sau tốt nghiệp tụt giảm ít nhiều (86% - giảm hơn 6% so với năm ngoái). Đại học Stanford cho rằng biến động này là do sinh viên trường ngày càng trở nên "kén chọn" công việc hơn.

 

Mức lương khởi điểm của những tân thạc sĩ Stanford cao hơn hẳn khoản học phí $132,150 của khóa MBA kéo dài hai năm của trường. Facebook, Yahoo, Yelp và nhiều tập đoàn công nghệ khác ở Thung lũng Silicon tuyển dụng rất nhiều sinh viên Stanford.

 

(4) University of Pennsylvania - The Wharton School

 

 

  • Mức lương khởi điểm trung bình: $127,300

  • Điểm đầu vào trung bình (GMAT): 732

 

Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania được thành lập vào năm 1881 nhờ khoản đóng góp từ ông trùm công nghiệp Joseph Wharton và đây cũng là trường kinh doanh đầu tiên được thành lập tại Mỹ. Uy danh của trường không ngừng phát triển và lớn mạnh với các cựu sinh viên thành đạt như cựu tổng giám đốc John Sculley của tập đoàn Pepsi và Apple, tổng giám đốc của Linkedln - Jeff Weiner và tỷ phú tài chính Ronald Perelman.

 

Chưa một trường đại học Mỹ não thu mức học phí lên đến $144,340 như Wharton, nhưng khóa MBA của trường vẫn được sinh viên trọng vọng nhờ vào mức lương khởi điểm cao vượt trội và tỉ lệ 95% sinh viên đi làm ngay trong vòng ba tháng sau tốt nghiệp. Sinh viên Wharton có mức điểm GMAT trung bình thuộc hàng cao nhất nước Mỹ (chỉ sau Stanford).

 

 

(5) University of Chicago - Booth School of Business

 

 

  • Mức lương khởi điểm trung bình: $125,000

  • Điểm đầu vào trung bình (GMAT): 726

 

98% sinh viên của niên khoá 2015 của trường Booth đều đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, và đây cũng là thành tích cao nhất trong giới đại học Mỹ. McKinsey & Co., tập đoàn tư vấn Boston, Bain & Co., Amazon và Ngân hàng Hoa Kỳ là 5 đế chế kinh doanh thường xuyên muốn tuyển dụng sinh viên trường.

 

Chương trình MBA của Booth (Đại học Chicago) tập trung đào tạo sinh viên bằng cách tiếp cận những vấn đề kinh doanh thực tiễn, theo đó sinh viên sẽ quan sát và tham gia vào những dự án khởi nghiệp “người thật việc thật”. Những chuyên gia từ các tập đoàn tư nhân và các công ty đầu tư mạo hiểm là diễn giả khách mời thường xuyên ở trường. Một số sinh viên còn được đi thực tập và tham gia dự báo xu thế thị trường ở những tập đoàn khổng lồ này.